Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

ĐẦU NĂM, VUA ĐI CÀY TỊCH ĐIỀN GẶP SỰ CỐ GÃY CÀY GIỮA RUỘNG


"Vua" giật mình vì bị gãy cán cày giữa ruộng
Nguyễn Đức

Dân Việt
11:59 - 25 tháng 2, 2015


Trong quá trình tái hiện lại cảnh cày ruộng thời xưa, cán gỗ giữ thăng bằng của chiếc cày ruộng (vùng Xứ Đoài gọi là cái lang chang - Tễu's Blog chú thích) đã bị gãy khiến "vua Lê Đại Hành" hốt hoảng. 

Sáng 25.2 (tức mùng 7 Tết), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, UBND huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền. Đây là lễ hội xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Ngay từ đầu giờ sáng, hàng ngàn người dân đã tập trung về cánh đồng Đọi Sơn dự lễ hội xuống đồng. 8h30 sáng, các nghi thức cho lễ hội Tịch điền (lễ hội xuống đồng) bắt đầu.

Tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành cày ruộng ở cánh đồng Đọi Sơn

Sau lễ rước linh vị của vua Lê Đại Hành từ chùa Đọi xuống khu hành lễ, lễ hội Tịch điền được cử hành trang trọng theo trình tự với các màn múa rồng, đọc văn trình, kính cáo tổ tiên xin phép khai hội và lễ dâng hương thành kính.

Sau đó, một cụ ông cao niên của xã Đọi Sơn khoác áo long bào, đeo mặt nạ, nhập binh khí quân vương khoan thai đi những đường cày đầu tiên trong tiếng hò reo, cổ vũ của đông đảo du khách.

Tuy nhiên, khi cày đến giữa ruộng, chiếc cán gỗ giữ thăng bằng của chiếc cày bị gãy làm đôi, vị cao niên tái hiện vua Lê Đại Hành thoáng giật mình. Ngay sau đó, ban tổ chức lễ hội đã thay ngay chiếc cày mới. "Vua Lê Đại Hành" tiếp tục với những đường cày mới.

Ghi nhận của phóng viên, trong quá trình lễ hội xuống đồng diễn ra, an ninh được đảm bảo, giao thông thông suốt. Không có hiện tượng cờ bạc diễn ra trong lễ hội.

Theo các tài liệu lịch sử, mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện một cách thành kính, trang trọng.

Lễ hội Tịch điền (lễ hội xuống đồng) được tổ chức hằng năm nhằm cầu mong cho bà con nhân dân có một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
.
Ngay từ đầu giờ sáng, hàng ngàn người dân đã tập trung 
về cánh đồng Đọi Sơn dự lễ hội xuống đồng




Màn múa rồng trước khi lễ Tịch điền bắt đầu


Rước kiệu chuẩn vào khu vực cánh đồng Đọi Sơn


Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 
thắp hương tưởng nhớ vua Lê Đại Hành.


Một cụ ông cao niên của xã Đọi Sơn được chọn tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành cày ruộng


Cụ cao niên khoác áo long bào, đeo mặt nạ trước khi cày những luống cày đầu tiên


Vua Lê Đại Hành bắt đầu cày những luồng cày đầu tiên


Tuy nhiên, khi đi đến giữa ruộng, cán gỗ giữ thăng bằng của chiếc cày bị gãy,
"vua Lê Đại Hành" thoáng giật mình
(cái mà nhà báo gọi là cán gỗ, thì ở xứ Đoài gọi là cái lang chang)


Ngay sau đó, Ban tổ chức Lễ hội Tịch điền đã thay một chiếc cày mới.
"Vua Lê Đại Hành" tiếp tục những luống cày mới


Theo sau "vua" là những cô gái gieo hạt


Hạt ngô, lúa được gieo ngay sau khi vua cày


Luống cày vua Lê Đại Hành trên cánh đồng Đọi Sơn


Trong quá trình diễn ra lễ hội, an ninh được đảm bảo

Chùm ảnh của Báo Tiền Phong cho thấy Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hoàng Tuấn Anh và Ông Mai Tiến Dungxm, Chủ tịch tỉnh Hà Nam cũng tham gia cày và gieo hạt với bà con. Xin hoan nghênh hai ông đã tham gia lễ hội với hình ảnh đẹp, bình dị và gần gũi:






 
Màn múa trống tưng bừng khai hội Tịch điền Đọi Sơn.

 
Các đại biểu làm lễ dâng hương trước bàn thơ thần nông và linh vị Vua Lê Đại Hành.

 
Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành, tiến lên lễ đài, thay y phục 
và khấn cáo thần nông, xuống ruộng cày.


 
Con trâu được chọn cày phải to khỏe, vóc dáng đẹp.


 
Phía sau là những thiếu nữ gieo những hạt ngô, thóc.

 
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh cầm cày xuống đồng.

 
Các vị lãnh đạo, khách mời xuống đồng.



Ông Mai Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam xuống đồng đi cày và gieo hạt.

 
Các tiết mục ca múa nhạc chào mừng diễn ra ngay trên cánh đồng Đọi Sơn.

.

12 nhận xét :

  1. Đầu năm cày bị gãy, đây là điềm gì?

    Trả lờiXóa
  2. Một lễ hội đầy ý nghĩa, chả bù với lễ chém lợn của làng Ném Thượng đầy máu me và lễ "khai bút" đầu xuân bằng việc tô lại chữ của các quan chức Bộ GDĐT và TP Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  3. toi doc thay co cau ( phi thuong bat phu) vay ve kia la gi? ma tai sao tich dien la ton vinh nen nong nghiep, sao lai co cau vi thuong bat phu?

    Trả lờiXóa
  4. Phi nông bất ổn.
    Phi công bất phú.
    Phi thương bất hoạt.
    Phi trí bất hưng.

    Trả lờiXóa
  5. Gãy cày hay gãy cuốc cũng chả sao.Quan trọng đây thực sự là lễ hội có ý nghĩa,không như một số lễ hội mượn danh tâm linh,hay mượn tên tuổi của các vị thần linh cũng như của các vị vua chúa ngày xưa để lừa dân kiểu như phát sớ,phát thẻ này nọ để trục lợi,móc hầu bao của du khách.Đây thực sự là lễ hội tôn vinh sức lao động cần cù của người nông dân,rất nhân văn,nó khác hẳn tính chất dã man,đầy tính bạo lực,vô ý nghỉa như lễ hội chém lợn của một số kẻ bảo thủ lạc hậu.Mỗi điều,kể ra vị vua không đeo mặt nạ,mũ mão đầy đủ thì đúng ý nghĩa của thời xưa.
    Chấn Phong

    Trả lờiXóa
  6. Gẫy cày khi đang trình diễn! Đó chắc là điềm báo của các Ngài: Thôi cái trò mị dân này đi! Phá nát hết truyền thống văn hóa, đạo đức của ông cha; tịch thu hết ruộng đất vào tay nhà nước, khiến bao nông dân khốn khổ, lại còn bày trò "Tịch điền" để tuyên truyền PR cho mấy ông tân quan! Vải thưa không che được mắt Thánh!

    Trả lờiXóa
  7. "Vua"cày ruộng của"đầy tớ","Đầy tớ"lại mượn áo nhà"vua",xôm trò thật đấy

    Trả lờiXóa
  8. Tôi là nông dân, không thấy ông thợ cày nào đi cày lại phải có người dắt trâu? Lại nữa đã gieo ngô (tra) thì thôi gieo thóc chứ vì cây lúa là cây sống dưới nước (trừ lúa nương). Hai giông này khó cùng sống trên một thửa ruộng. Không hiểu Ban tổ chức nghĩ thế nào? Sao lễ hội xuống đồng không thấy bóng dáng của ông Cao Đức Phát Bộ trưởng NN&PTNT.

    Trả lờiXóa
  9. Lễ Tịch Điền ngày nay chẳng giống chút nào với Lễ Tịch Điền thời các vua xưa . Hạt lúa trong lễ tịch điền xưa trên ruộng nước sẽ có thu hoạch, còn ngày nay ngô với lúa gieo chung trên ruộng khô chỉ có tính cách trình diễn lãng phí mà thôi ! Thật vô bổ . Muốn làm cho đúng cách phải biết tra cứu sách vở !

    Trả lờiXóa
  10. Anh Diện cùng quý bác thân mến,
    Trang nhà có nhiều bài hay. Tôi đã xin bài này về và có bình riêng: Lễ hội và Lừa dối.
    http://hoangthu3-1403.blogtiengviet.net/2015/02/27/206_l_h_i_va_l_a_o
    Riêng giống Ngô có sau thời Lê Đại Hành:
    1.
    Giống cây ngô từ Tàu (nước Ngô) vào Việt Nam do Phùng Khắc Khoan đi sứ mang về.
    Chuyện này mình nghe từ thời Bà Nội kể. Chi tiết lược đi nói lý do tại sao hạt ngô không được dùng làm đồ cúng, thờ.
    2.
    Độc giả Trang "Tễu.Blog" bình đúng và chuẩn: Tại sao Bộ trưởng NN&PTNT không tham gia ? - Một sự tuyên truyền thiếu tầm văn hóa => Phản tuyên truyền !

    Thân chúc Anh, Chị và Gia đình Tết Vui và Xuân Bình an.
    Trân trọng và Thân mến, Văn Đức.

    Trả lờiXóa
  11. Thực tình tôi cho việc đóng giả vua đi cày ''Tịch điền'' này thành trò hề ! Xưa vua cày
    tịch điền là việc làm thật . Còn việc đóng giả nhân vật nổi tiếng người ta chỉ diễn trên sân khấu chứ ai đem diễn ở giữa cuộc đời bao giờ ? Ngày nay các "nhà văn hóa"đã
    biến cuộc sống thành sân khấu quả thật là ''sáng tạo '' thật (?!) Nào là đóng vai Lí Công Uẩn ngồi trên kiệu để rước đi trong ngày kỉ niệm 1000 năm Thăng Long , nào là đóng vai cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập giữa thành phố Vinh...Rồi bây giờ lại đóng vua đeo mặt nạ để đi cày tịch điền ...Thật là trò hề chứ đâu phải việc nghiêm túc ?

    Trả lờiXóa
  12. đúng là những trò hề không hơn không kém !

    Trả lờiXóa