Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

GIA ĐÌNH LIỆT SĨ ĐẶNG THÙY TRÂM LÊN TIẾNG VỀ CUỐN NHẬT KÝ

“Nhật ký Đặng Thùy Trâm không phải là 
một tài liệu lịch sử”

An Khê thực hiện
7:56 AM, 08/05/2015
.

“Cuốn nhật ký được in ra dưới dạng một xuất bản phẩm, chứ không phải là một tài liệu lịch sử. Và đó là quyền lựa chọn của gia đình, ai đó khác không thể yêu cầu chúng tôi làm theo ý họ được. Những người to tiếng trong chuyện này, tôi đồ là có khi họ còn chẳng đọc kỹ cả bản gốc lẫn cuốn sách…” - chị Đặng Kim Trâm, em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, cũng chính là người đã thực hiện những thao tác biên tập đầu tiên với cuốn nhật ký, lên tiếng về việc cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” - vừa bị cho là đã được cắt gọt đáng kể so với bản gốc, gây nghi ngờ về độ trung thực…

<?> Là người đánh máy và biên tập bản thảo lần 1, chị có can thiệp nhiều về mặt nội dung?

- Có, nhưng không nhiều, chủ yếu là các lỗi chính tả, một vài từ khó hiểu và một vài câu hơi lủng củng do người viết sơ ý và chỉ định viết riêng cho mình. Phần cắt gọt nhiều nhất có chăng là tôi đã để lại một ngày trong số những ngày được ghi chép thay vì công bố nó, bởi nó là câu chuyện hết sức riêng tư của chị Thùy (liệt sĩ Đặng Thùy Trâm - PV). Nhưng rốt cuộc thao tác đó của tôi cũng trở nên thừa khi mới đây bản gốc của nó (hiện đang được lưu giữ tại kho lưu trữ của Trung tâm Việt Nam (ĐH Texas, Mỹ) sau khi được số hóa, đưa lên mạng đã trình làng nguyên bản. Sau này, khi bản thảo được chuyển đến tay nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn - biên tập viên NXB Hội Nhà văn Việt Nam, thì cuốn nhật ký được biên tập thêm lần nữa với mục đích đưa đến bạn đọc một xuất bản phẩm sáng rõ nhất có thể, nhưng cũng không can thiệp gì nhiều. Đừng quên, cuốn nhật ký được in ra dưới dạng một xuất bản phẩm, chứ không phải là một tài liệu lịch sử. Và đó là quyền lựa chọn của gia đình, ai đó khác không thể yêu cầu chúng tôi làm theo ý họ được. Những người to tiếng trong chuyện này, tôi đồ là có khi họ còn chẳng đọc kỹ cả bản gốc lẫn cuốn sách…

<?> Công bố hay không công bố, công bố toàn bộ hay từng phần, đó đương nhiên là quyền của chủ sở hữu, nhưng hẳn chị cũng biết, yêu cầu số 1 của thể ký là sự trung thực, nhất là khi nó chứa đựng những thông tin liên quan đến thời cuộc, lịch sử… Lòng tin không dễ gì có được, qua một cuốn sách, vậy liệu có đáng để bị rơi rụng không chỉ vì một vài đối chiếu, nghi ngờ nhỏ?

- Cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được xuất bản tròn đúng 10 năm, đã được dịch ra 20 thứ tiếng và nhận về nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí đối nghịch, nhưng tôi chưa bao giờ lên tiếng. Tuy nhiên, lần này thì tôi không im lặng nữa vì những lẽ sau: Đành rằng, tôi có thể bỏ qua ý kiến khen chê về cuốn sách, về người biên tập, về việc xuất bản cuốn sách..., bởi một khi một cuốn sách đã được xuất bản thì nó có cuộc đời của nó, tôi không muốn và không thể can thiệp vào đó. Nhưng một khi ai đó đã vì bất đồng chính kiến hoặc vì một định kiến nào đó mà cố tình dựng chuyện, bôi nhọ và chà đạp lên danh dự một con người, đặc biệt đó là một người đã khuất, thì tôi thấy không thể chấp nhận được. Nhiều người khuyên tôi nên kiện kẻ đã cố tình bôi nhọ, nhưng cuối cùng tôi đã không chọn cách đó. Vì tôi tin chị Thùy của tôi cũng sẽ không chọn cách đó. Đó không phải là tinh thần của chị Thùy. Chiến tranh đã qua rồi, không nên dựng thêm bờ chiến tuyến nào nữa với bất kỳ lý do nào.

Xin nhắc lại, cuốn sách không phải là một tư liệu lịch sử, vậy nên ai muốn dò đến ngọn nguồn sự thật theo hướng tiếp cận lịch sử thông qua một cuốn nhật ký chiến tranh thì làm ơn tìm đến bản gốc (đã được công bố trên mạng). Còn nếu như bạn không quá quan trọng điều đó mà quan tâm nhiều hơn đến những giá trị nhân văn khác nữa thì bạn có thể tìm đọc cuốn sách đã được xuất bản và biên tập theo như cách nhiều cuốn nhật ký chiến tranh nổi tiếng khác trên thế giới cũng đã được biên tập.

Nhưng dù đọc cả hai bản và tìm thấy một vài điểm khác nhau (mà theo tôi là không nhiều) trong đó, tôi cũng không nghĩ là bạn lại có thể dễ dàng đổ vỡ hay rơi rụng niềm tin mà bạn đã có được kia. Lẽ tự nhiên, cái gì khó có thì cũng khó mất, niềm tin do đó sẽ ở lại.

- Xin cảm ơn chị.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Nếu một cuốn nhật ký cần biên tập lại cho câu cú văn phạm sáng sủa là việc nên làm (như ý kiến của anh Vương Trí Nhàn), miễn là nó không bóp méo đi sự thật: Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm không có những suy nghĩ, hành động dám xả thân, mà biên tập sai bản chất con người Đặng Thùy Trâm, biến sự hèn nhát thành anh hùng. Nếu vì những bất bình của nhiều tiêu cực hiện tại mà đụng vào phần thiêng liêng của một thế hệ với cả một con người đã khuất thì sẽ gặp phải sự lên án của hàng triệu nhân chứng sống còn đây. Với tôi, một thời đại đã đi qua và một thời đại đã thực sự có hàng vạn, hàng vạn chứ không phải ít, đã dám hy sinh cho đất nước, chiến đấu, công tác, hoạt động kháng chiến chống Mỹ tới giọt máu cuối cùng của đời họ…”. P.V ghi


____________

Tễu bình: Rất thông cảm với gia đình Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm phát biểu với tư cách người thân của liệt sĩ. Đọc xong bài này, thấy rằng hiểu biết của bà Đặng Kim Trâm về văn học, về thể ký, và về văn bản học rất khiêm tốn.

Hơn nữa! Trước kia, lúc đang thời sự nóng hổi thì gia đình và bộ máy tuyên truyền hướng đến di sản của Đặng Thùy Trâm như một chứng cứ lịch sử, người thật việc thật. Nhưng khi vấp phải sự bình luận, phản biện, phê bình, nghi ngờ của dư luận thì lại bảo di sản đó "không phải là một tài liệu lịch sử". Thế là sao!?

Đặng Thùy Trâm là một con người thật (khác hẳn với anh hùng Lê Văn Tám bịa đặt). Nhật ký của cô là có thực, không phải ngụy tạo, vậy thì tại sao lại dám thêm dù chỉ một chữ (mà không có chú thích rõ là chữ này là thêm vào). Ông Vương Trí Nhàn là một nhà nghiên cứu có tăm tiếng, có hiểu biết về văn học và văn hóa sao lại làm việc ấy?!  

Độc giả Doan Hoa: Tôi tin rằng cuốn nhật ký này (và giống như hàng ngàn, hàng vạn cuốn nhật ký khác) được viết ra để chủ nhân của chúng tự tâm sự với chính mình trong những ngày chiến tranh ác liệt đó nên rất chân thật. Không ai trong số họ nghĩ mình sẽ chết mặc dù cái chết luôn kề bên cạnh và họ tin rằng sau này, khi cuộc sống trở lại thanh bình thì những dòng tâm tư đó sẽ là kỷ niệm của một chặng đường đời và thỉnh thoảng họ sẽ lại nhớ đến nó khi đọc lại những tâm tư của mình. Không ai viết nhật ký cho đảng, cho chính phủ. Việc sửa đổi nội dung nhật ký để phục vụ một mục đích nhất định là điều cần phải lên án.


_____________

Phụ lục của Tễu Blog: 

1- Về cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, xin xem tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_k%C3%BD_%C4%90%E1%BA%B7ng_Th%C3%B9y_Tr%C3%A2m

2. Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Bản gốc. Quyển 1

3. Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Bản gốc. Quyển 2

36 nhận xét :

  1. "Không ai viết nhật ký cho đảng, cho chính phủ. Việc sửa đổi nội dung nhật ký để phục vụ một mục đích nhất định là điều cần phải lên án".
    Tôi đồng ý với ý kiến này của bạn Doan Hoa và cũng lấy làm ngạc nhiên y như bác Tễu đã bình: "Trước kia, lúc đang thời sự nóng hổi thì gia đình và bộ máy tuyên truyền hướng đến di sản của Đặng Thùy Trâm như một chứng cứ lịch sử, người thật việc thật. Nhưng khi vấp phải sự bình luận, phản biện, phê bình, nghi ngờ của dư luận thì lại bảo di sản đó "không phải là một tài liệu lịch sử". Thế là sao!?"
    Riêng với Đặng Thùy Trâm thì tôi tin rằng nay cô đang thanh thản nơi chốn vĩnh hằng, và thông điệp của cô với tất cả chúng ta là đừng bao giờ, tuyệt đối đừng bao giờ tái diễn cảnh nồi da xáo thịt như nó đã được đảng cộng sản phát động và lãnh đạo để không những chém giết đồng bào mà còn gây căm thù, đố kỵ, ghen ghét, thù hận, qua nhiều thế hệ, mãi đến hôm nay 40 năm sau cuộc chiến mà vẫn chưa thể nói với nhau lời xin lỗi, dù là muộn màng.

    Trả lờiXóa
  2. Lúc nhà nước tung hô "người thật việc thật, Đặng Thùy Trâm" để tuyên truyền tại sao gia đình không phản đối, vì đó là cõi riêng của Đặng Thùy Trâm? Lúc sự thật suy nghĩ của một người bị ném vào cuộc chiến được đưa trở lại nguyên bản thì gia đình phản ứng? Như vậy ai là người tôn trọng tính thiêng liêng của người quá cố?

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ là sản phẩm tuyên truyền thôi. Cựu binh Mỹ Fred phải ăn quả đắng.

    Trả lờiXóa
  4. Mọi người đều tôn trọng và kính phục sự hy sinh của chị Đặng Thùy Trâm nhưng không thể chấp nhận những người đã biên tập, thêm bớt, làm lệch lạc đi nội dung cuốn nhật ký của chị nhằm mục đích tuyên truyền.
    Chỉ có tiểu thuyết mới thêm bớt, hư cấu mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không "kính phục" đâu bạn ạ. Tôi xót xa thay...
      (Người Quảng Bình)

      Xóa
    2. "NKĐTT không phải là tài liệu lịch sử, mà chỉ là một xuất bản phẩm..." ! nhưng cái độc giả cần không phải là giá trị văn học, MÀ LÀ MỘT NIỀM TIN ! MÀ NIỀM TIN BAO GIỜ CŨNG GẮN VỚI SỰ TRUNG THỰC ?

      Xóa
  5. Xin nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho biết, thành quả của cái mà ông gọi là chống Mĩ đến giọt máu cuối cùng là gì...? Xét theo nội dung của hiệp định Giơ Ne Vơ và hiệp định Pa Ri thì những giọt máu mà ông nói đó, đã đổ xuống vì hi sinh cho cuồng vọng của một lũ hiếu chiến, muốn xâm lược Miền Nam bằng mọi giá...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng rất dị ứng với các từ " Giọt máu cuối cùng " . Ông Thọ nói tới máu mà thấy ngon lành quá . Chết để kẻ khác hưởng lạc như hôm nay thì không ai đi để chết đâu . Một cú lừa ngoạn mục thì đúng hơn .

      Xóa
    2. Trước kia có chút ít cảm tình với Nguyễn Văn Thọ, một người đi xuất khẩu lao động, trốn ở lại lang thang bán quần áo vỉa hè mà viết được câu chuyện về cô Quyên gây được tiếng vang một thời. Nhờ có cuốn này mà được đồng chí Hữu Thỉnh thần thánh kết nạp hội nhà văn. Từ hồi là hội viên ông này chưa thở đã thối....

      Xóa
  6. Nhất trí với Tễu

    Trả lờiXóa
  7. Chỉ riêng việc cả hệ thống chính trị nhà sản " Làm hàng " cho cuốn sách thì biết là nó bị lợi dụng đến đâu.

    Trả lờiXóa
  8. "Không ai viết nhật ký cho đảng, cho chính phủ..." Độc giả Doan Hoa

    Ôi giời ơi. Nhật ký Đặng Thùy Trâam cho dù có đúng bản gốc 100% đi chăng nữa cũng chẳng nói lên tâm sự thật của thanh niên thời bấy giờ.. Hãy xem số phận nhà văn Trần Vàng Sao sau khi vài dòng nhật ký viết lén của ông bị phát hiện kìa...

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C3%A0ng_Sao

    "Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là "hậu phương xã hội chủ nghĩa" và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập đến nỗi ông có cảm giác không còn được coi là con người mà đã thành "một con vật, một con chó, theo như Hồi ký "Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)" sau này của ông...

    Trả lờiXóa
  9. Tôi rất thích nghe ca sĩ Duy Khánh hát.Trong lời ca của ông,những vần "anh",ông hát thành "ênh",đó là phương ngữ Quảng Trị,quê hương của ông.Tôi thích ông một phần củng vì những âm "sai chính tả" đó,vì đó là bản sắc riêng biệt của ông
    Liệt sĩ ĐTT không phải là nhà văn,viết trong hoàn cảnh không phải là tốt nhất,lại là nhật kí của riêng mình nên chuyện sai chính tả,câu văn lủng củng,riêng tư là điều đương nhiên
    Người đọc sẽ cảm nhận được những bản sắc rất riêng đó của liệt sĩ và chắc chắn sẽ rất yêu mến và nhớ lâu
    Thật lố bịch khi cho rằng điều đó là không hay,không đẹp để rồi "biên tập" chúng.Chẳng khác gì sữa di chúc của người đã khuất,một hành vi bị coi là tội phạm
    Đọc một cuốn nhật kí đã bị "biên tập" chẳng khác gì xem một vở kịch

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy di chúc của Hồ Chí Minh thì sao nhỉ!

      Xóa
    2. di chúc của Hồ Chí Minh thật sự cũng chẳng còn nguyên bản gì cả !

      Xóa
  10. Theo tôi họ-những người biên tập và xuất bản NK-mải mê trong việc trưng ra một tác phẩm mà quên đi không biết sản xuất cái gọi là Nhật ký như thế nào. Đúng ra là đoạn hoặc chữ nào bỏ đi thì chú thích trong ngoặc, đoạn nào thay đổi vì lý do gì thì cũng chú thích như lý do chính tả, lý do đời tư, thậm chí cả lý do chính trị nữa. Nếu như vậy thì đây không phải cuốn Nhật ký nữa
    mà là bản ghi chép lại dựa vào Nhật ký. Cái gì cũng có giá của nó. Thế mới biết cứ cái gì dính đến chính trị là rắc rối, không dễ nuốt đâu, hỡi con người ạ. Như Phu xích nói: nhân loại hỡi, tôi yêu hết thẩy mọi người. Hãy cảnh giác. Cảnh giác ở đây là việc làm của mình.

    Trả lờiXóa
  11. Đừng chính trị hóa chuyện riêng tư, Hãy tôn trọng sự thật. Có nhiều người thời đó hy sinh thầm lặng như Đặng Thùy Trâm...nhưng họ không có nhật ký nên không trở thành anh hùng. Chúng ta có công bằng không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đồng tình với ý kiến của bạn !

      Xóa
  12. Tôi hay đọc Vương Trí Nhà. Thằng bạn tôi thì không. Tất nhiên. Sở thích của mỗi người mà. Nó nói, tao đ. thích đọc tay mặt rô này, (nếu tôi không lầm VTN mặt rỗ hoa?!) giọng thì hay tỏ ra dạy đời, luôn tỏ ra biết tuốt- "Biết Tuốt" là tên một nhân vật truyện thiếu nhi. Nó còn bảo, thằng nào luôn tỏ ra biết tuốt thường tìm mọi cách chứng minh mình đúng, kể cả nếu cần, ăn gian(!?). Nay nghe chuyện biên tập củ chuối này bạn tôi gọi phone và diễu, thế nào mày còn bênh thằng mặt rô nữa không? Nó có thể làm mọi thứ chứ là gì với mấy quyển sách tâm sự riêng tư. Mà cũng đúng thật...nhỉ? Tôi thấy xấu hổ quá.
    Tự nhiên tôi thấy...ghét cái bản mặt kia của ông Vương Trí Nhàn.

    Trả lờiXóa
  13. Xin cảm ơn và nhất trí với lời bình của Tễu và ý kiến của độc giả Doãn Hoa !
    Xin cảm ơn các quý vị độc giả tham gia diễn đàn của TỄU và xin được chia sẻ cung các quý vị về những ý kiến nhận xét xoay quanh cuốn Nhật ký của Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm !
    ( Tôi đã phải chờ đợi 10 năm trời để được giải tỏa sự ức chế này !)
    Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn TỄU ! Xin cảm ơn các quý vị !


    Trả lờiXóa
  14. Sự thật rõ ràng là cả Đảng, Nhà Nước và gia đình chị Thùy nhẩy vào 'ăn có' tâm, huyết chị để phục vụ chính trị và ...hư danh. Bây giờ bị dư luận phanh phui, cô em út lại giở trò ngụy biện :" sản phẩm thương mại" ( xuất bản phẩm) chứ có phải sự thật lịch sử đâu mà cần tôn trọng !

    A ha, thế ra người ta dùng tâm huyết (nhật ký) cuả người thân làm ...thương mại!

    Đúng là sản phẩm của VC, nói kiểu nào cũng được!

    Trả lờiXóa
  15. Tôi từng xem trực tiếp truyền hình nhà nước do Trung ương Đoàn TNCSHCM tổ chức , vinh danh liệt sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm. Nhạc sĩ Trần Tiến xúc động phát biểu .... và nhiều hình ảnh các thanh niên tham dự với một không khí sôi nổi đầy chất bi hùng của một thời chiến tranh đã qua trên đất nước ta; chính tôi cũng rất xúc động.
    Hóa ra mình đã bị che mắt. Tình cảm của mình dành cho chị là do đạo diễn của người biên tập. Tôi không ngờ người trí thức như Ông Vương Trí Nhàn lại có cách lập lờ trong biên tập nhật ký ĐTT như vậy, ông ta bị tụt hạng thảm hại trong con mắt của tôi rồi.
    Thật ra tôi vẫn thương cảm cho Đặng Thùy Trâm hơn, sau khi xem đầy đủ nhật ký.
    Một người con gái đẹp trong một gia đình nền nếp Hà Nội vừa bước vào đời đã bị chặn mất và chặn vĩnh viễn tương lai tươi đẹp của mình bằng bức tường giai cấp. Cô ấy đành phải buông đời mình, đời một cô gái trinh trắng để lo cho gia đình, cho các em của mình, bằng việc làm vợ hờ của một bí thư huyện ủy, để hy vọng có lối thoát tương lai của các em của mình ..... Nước mắt tôi đã rơi vì hiểu được hoàn cảnh của người khác giai cấp với giai cấp cầm quyền (tôi cũng như vậy), phải sống và cố ngóc đầu lên.
    Riêng về gia đình của chị Đặng, tôi nghĩ họ không phải muốn lấy nước mắt của người đọc qua nhật ký bi tráng của chị, mà họ còn muốn lấy thứ gì khác nữa cơ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích: "... mà họ còn muốn lấy thứ gì khác nữa cơ !" Cái "thứ gì khác" mà bạn muốn nói theo tôi là cái mà bạn đã nhắc đến ở đoạn trước trong cáo còm của bạn: "Nước mắt tôi đã rơi vì hiểu được hoàn cảnh của người khác giai cấp với giai cấp cầm quyền (tôi cũng như vậy), phải sống và cố ngóc đầu lên". Rõ ràng là cô Kim Trâm cũng đang cùng tâm trạng với Đặng Thùy Trâm và còm sĩ 13.50 là "phải sống và cố ngóc đầu lên vì mình lỡ ở giai cấp "tạch tạch tè " khác giai cấp với giai cấp cầm quyền. Bây giờ 40 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, nhưng đảng vẫn là giai cấp cầm quyền ngồi trên đầu trên cổ giai cấp dân ngu khu đen. Thời bây giờ với thời Đặng Thuỳ Trâm có khác nhau là mấy đâu!

      Xóa
  16. "Không ai viết nhật ký cho đảng, cho chính phủ..." Độc giả Doan Hoa
    Quá chuẩn, cảm ơn Doan Hoa đã giúp cho tôi hiểu được vấn đề. Nói dại lở ĐTT thích viết tiểu thuyết thì nó cũng mang ra để nhồi sọ chúng tôi à! Tốt nhất bao giờ nghe những gì CS nói, ai cố để cho CS mượn tiếng nói của mình thì vui lòng chịu phán xét mai sau! Cô Kim Trâm hãy dũng cảm dám làm dám chịu.

    Trả lờiXóa
  17. Chị Trâm cũng như hàng triệu thanh niên thời chiến khác. Tôi tin những dòng nhật ký chị viết (chưa bị biên tập lại) là thật. Trong chiến tranh, nhiệt huyết cuả người chiến sĩ cần phải được trân trọng. Sự thật dù có trần trụi đến đâu thì vân là sự thật. Người sống đã làm một việc bất chính là nắn lại những dòng nhật ký của người đã khuất. Một thời chiến tranh, cả hai bên đều tuyên truyền cho chính nghĩa của mình. Đó là chiến tranh, không thể khác được. Nhưng chiến tranh đã kết thúc thì mọi sự phải được bình tâm xem xét. Thắng cuộc không có nghĩa là lẽ phải hoàn toàn thuộc về bên thắng. Trong chiến trận, người ta phải nghi binh để lừa đối thủ. Thời máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, những dàn tên lửa, những khẩu pháo phòng không bằng gỗ được dựng lên để lừa máy bay Mỹ. Đó là chiến thuật nghi binh lừa địch. Nhật ký, dù là nhật ký của người ngoài mặt trận là những tâm sự chân thật, không thể nghi binh và hoàn toàn riêng tư. Nhưng tại sao thời bình rồi mà người ta lại dối trá, biên tập lại những dòng nhaakt ký của người đã khuất để tuyên truyền? Khó hiểu. Nhưng lại cũng dễ hiểu. Mấy chục năm bao nhiêu cái sai người ta vẫn cứ cho là đúng, nói lấy được, cả vú lấp miệng em. Nhiều cái sai thiệt hại về người về của sờ sờ ra đó mà vẫn cứ nói là "chủ trương đúng", cố bào chữa cho là việc thực hiện sai cái "chủ trương đúng" đó. CCRĐ: sai; Cải tạo TS miền Bắc: sai; bỏ tù văn nghệ sĩ trong nhân văn giai phẩm: sai; bắt hàng vạn sĩ quan VNCH đi cải tạo: sai; cải tạo tư sản ở miền Nam: sai; Kỷ luật ông Kim Ngọc, bí thư Vĩnh Phú: sai; ....
    Cái sai của người sống, dù là thân nhân của người đã khuất cũng cần phải lên án.
    Một nén nhang kính viếng hương hồn liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Mong chị hãy xá tội cho những kẻ đang sống dã ăn mày hư danh người đã khuất.

    Trả lờiXóa
  18. Bây giờ tại sao mọi chuyện cứ tóe loe lên cả? Cái gì cũng trở thành "hóa ra, hóa ra...". Mọi chuyện đảo ngược 180 độ. Hôm xưa là thánh nhân, nay là tội đồ. Tất cả bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn, đắng cay, chua xót và xấu hổ, tủi phận. Nói cho cùng tất cả đều là nạn nhân. Tôi, bạn, tất cả chúng ta đều đã, đang, sẽ là nạn nhân. Chúng ta quay lại nguyền rủa, phê phán nhau nhưng ít người có con mắt tổng quan để nhìn lại căn nguyên gốc rễ?
    Chúng ta hãy hỏi, ai, ai là người đầu têu gây ra thảm họa này? Chỉ bao giờ chúng ta trả lời được câu hỏi này, không phải để đào mồ trốc mả người đó lên mà để ngăn chặn không để một con người nào tương tự manh nha tái dựng lại lịch sử đau buồn này. Đó là bài học lịch sử. Và sau đó hãy tha thứ cho nhau những người đồng bào con Lạc cháu Hồng chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu đảng không tìm đủ mọi cách để cấm tự do ngôn luận thì càng ngày,"hoá ra","thì ra" xuất hiện càng nhiều

      Xóa
  19. Nếu không phục vụ cổ xúy tính anh hùng, chính nghĩa cho cuộc chiến cs giành quyền lãnh đạo đất nước, sẽ không được in, thậm chí vào tù

    Trả lờiXóa
  20. Cũng may là Mỹ giữ bản gốc ( hình như đã trả lại VN ? ), chứ không thì lại như Lê Văn Tám thì ai mà biết được thực hư các bác nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  21. Chi Đặng Kim Trâm nếu sau này định cư ở Mỹ, tôi đồ rằng chị sẽ phát biểu khác hẳn. Chấm hết ạ !

    Trả lờiXóa
  22. "Một thế hệ dấn thân" hay một thế hệ mắc lừa?, "vinh quang" hay oán hận? Thì hồi sau sẽ rõ, lịch sử sẽ khách quan để sự thật không bị "định hướng"bịp bợm đầu độc làm sai lệch nhận thức của con người. Bao giờ người cầm quyền chết đi rồi mà người dân vẫn ca tụng hay nguyền rủa thì nhận xét đó mới có thể là khách quan và công bằng.
    Tự sướng sẽ không có ai thèm nghe, khi anh không còn quyền sinh quyền sát người dân.

    Trả lờiXóa
  23. tác phẩm "nhật ký Đặng Thùy Trâm" này cách đây 10 năm tôi cũng thích đọc và coi chị Trâm là thần tượng, nhưng vài năm trở lại đây, tôi đã hiểu và biết tác phẩm này cũng như "thép đã tôi thế đấy" để "định hướng" tuổi trẻ, và với người nhà của chị Trâm thì nó cũng giống "Vưà đi đường vừa kể chuyện"-một kiểu tự đánh bóng, tự sướng mà thôi.

    Trả lờiXóa
  24. Gửi gia đình Đặng Thùy Trâm: Với chính quyền CSVN thì cái gì cũng dối trá, khi biên tập nhật ký gia đình không hiểu điều đó nên bị họ lợi dụng để tuyên truyền và gia đình đã trở thành kẻ đồng lõa với họ để lừa bịp nhân dân. Đừng ngụy biện bởi càng ngụy biện càng thối chẳng có ích gì.

    Trả lờiXóa
  25. Ý của bà Đặng Kim Trâm không đúng với những gì mà Đặng Thuỳ Trâm đã viết trong quyển nhật ký.... Nay bà Kim Trâm nói như thế thì các sự quí trọng từ trước đến nay đối với Đặng Thuỳ Trâm và gia đình của bà đã giảm nhiều ... không chừng là mất hết !

    Trả lờiXóa
  26. Xin chấm dứt vụ tào lao này đi là vừa.

    Trả lờiXóa