Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

MẠN ĐÀM ĐẦU XUÂN CÙNG NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI


Mời chư vị theo dõi buổi mạn đàm về văn hóa, lễ hội và thi ca đầu Xuân Đinh Dậu giữa các nhà báo Trần Ngọc Kha và Lê Dũng (Vô Va) với nhà văn Hoàng Quốc Hải và nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện được thực hiện và truyền trực tiếp từ tư gia Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng, Hà Nội.

Dẫn chuyện: Trần Ngọc Kha.
Ảnh: Trần Ngọc Kha - Nguyễn Xuân Diện. 
Quay phim: Lê Dũng. Chuyển sang kênh Youtube: Trần Ngọc Đông
10h30 sáng ngày Mười sáu tháng Giêng năm Đinh Dậu (Chủ nhật, 12.02.2017).

Nhà thơ Hoàng Quốc Hải năm nay 80 tuổi. Ông là nhà tiểu thuyết lịch sử hàng đầu của Việt Nam hiện nay, với hai bộ tiểu thuyết lịch sđsộ: Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần mỗi bđược tái bản hàng chục lần trong sđón đợi của độc giả. 

Hoàng Quốc Hải là nhà văn hiểu tường tận vvăn hóa và phong tục Việt Nam từ cung đình đến dân gian. Sáng nay, ông tự tay khơi trầm và pha trà mời khách rồi đặt lên chiếc khay gỗ khảm trai do Nữ sĩ Ngân Giang trao tặng. 

Buổi mạn đàm lần lượt nói đến: Lễ hội và ý nghĩa văn hóa của lễ hội xưa. Sự bậy bạ của việc khai ấn và phát ấn tràn lan hiện nay do tỉnh ủy Nam Định đầu têu. Về các sự cố tại Ngày hội thơ vừa diễn ra ở Văn Miếu. Về Quốc phục Việt Nam và chuyện áo dài cách tân. TS. Nguyễn Xuân Diện khơi đỉnh trầm và ngâm mấy câu thơ của Nữ sĩ Ngân Giang. 

Mời chư vị xem bản full buổi mạn đàm: 
 



Một số hình ảnh trong cuộc mạn đàm:








Từ trái sang: Lê Dũng - Trần Ngọc Kha - Hoàng Quốc Hải và phu nhân, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng - Nguyễn Xuân Diện.

10 nhận xét :

  1. Âm thanh nhỏ quá, không nghe được buổi mạn đàm.

    Trả lờiXóa
  2. Không ngờ anh Diện ngâm thơ tuyệt quá!

    Trả lờiXóa
  3. Trân trọng cảm ơn nhà văn Hoàng Quốc Hải và TS Nguyễn Xuân Diện về cuộc trao đổi rất bổ ích về văn hoá dân tộc.
    Tuy nhiên, văn hoá của dân tộc nào cũng biến đổi và tiếp thu những ý tưởng từ bên ngoài. Vì thế, sẽ thật lý thú nếu hai vị có thể trao đổi về thế nào là "nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc".
    Văn hoá cũng phản ánh rõ nhất cái lạc hậu thủ cựu của một dân tộc. Vậy theo các vị, đâu là các mặt tiêu cực lạc hậu của văn hoá Việt Nam mà chúng ta cần xoá bỏ?
    Xin trân trọng cảm ơn các vị!

    Trả lờiXóa
  4. Đề nghị Ts Nguyễn Xuân Diện chuyển nội dung bài viết thành văn bản để nhiều người được đọc. Dạng clip nhiều người không có phương tiện nhe và nghe không rõ lắm...

    Trả lờiXóa
  5. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn anh Lê Dũng, anh Trần Ngọc Kha, Ts Nguyễn Xuân Diện và nhà văn Hoàng Quốc Hải qua buổi mạn đàm đầu xuân trao đổi thêm về văn hoá dân tộc đã giúp cho những người như chúng tôi hiểu biết hơn, trang bị thêm kiến thức xã hội, văn hoá dân gian.
    Lần đầu tiên được nghe Ts Nguyễn Xuân Diện ngâm thơ rất hay - Đề nghị lần sau Ts Diện ngâm thơ dài hơn.
    Chúng tôi rất mong sớm được tham dự phần tiếp theo của trao đổi mạn đàm về văn hoá như thế nay. Kính chúc nhà văn Hoàng Quốc Hải nhiều sức khoẻ, trường thọ để có thêm dịp nói chuyện, phổ biến văn hoá dân gian, dân tộc cho các thế hệ con cháu sau này.

    Trả lờiXóa
  6. Nghe tiếng nhỏ quá , đề nghị rã băng thành VB.

    Trả lờiXóa
  7. Cổ súy tràn lan cho "văn hóa tâm linh" .... chỉ làm mê muội đầu óc nhân dân, trái ngược hoàn toàn chủ trương của Chí sĩ Phan Châu Trinh: " Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh".
    Phải chăng đây là chiến lược:" Ngu để trị" của nhà cầm quyền !
    Bác Diện và các bậc hiền tài hãy cân nhắc các bài viết nói về "Tâm linh, thờ cúng.."

    Trả lờiXóa
  8. Đã đến lúc, nếu không muốn nói là quá muộn màng, để định nghĩa thế nào là nhà trí thức.
    Khái niệm về nhà trí thức phải bắt đầu từ định nghĩa tổ quốc là gì.
    Có một sự chênh lệch về định nghĩa tổ quốc giữa các nhà lãnh đạo và người dân lương thiện không tên không tuổi. Tuy rằng không tên không tuổi nhưng lớp lớp thế hệ người dân ấy vẫn là tầng lớp kiến tạo và làm nên lịch sử.
    Tổ quốc không phải là ý muốn của một số người.
    Tổ quốc là từ những em nhỏ được dạy bảo từ thuở còn thơ treong gia đình do ông bà bố mẹ, là nấm mồ cha ông được chôn ở mảnh ruộng sau nhà, những tiền nhân đã có công khai hoang lập ấp, làm việc cật lực để nuôi sống biết bao thế hệ con cháu lớn lên, trưởng thành rồi già nua, rồi gục xuống giữa quê hương. Những trí thức nhân dân ấy được dạy bảo từ cách cầm bát cơm, đi ra đi vào lễ phép, dù nhọc nhằn nhưng vẫn không quên công đức của cha ông. Có thể lấy thí dụ điển hình là học giả Trần Ngọc Đông và học giả Nguyễn Xuân Diện vừa rồi, ấy mới là trí thức!
    Ngoài trí thức nhân dân như thế thì chỉ còn lại cái đám ma cô giả danh trí thức mà thôi! Đó là cái quân khốn nạn!
    Ai giữ quyền lực quốc gia mà sinh ra cái đám khốn nạn ấy thì cũng là cái cái quân khốn nạn bậc thầy! Thế đấy!

    Trả lờiXóa
  9. Người làm văn hoá mà không có cái căn bản nền tảng thì không thể có cái gì gọi là văn hoá được, những con người đó chỉ có thể sản sinh ra các hiện tượng quái thai mà thôi!

    Trả lờiXóa
  10. Đòi hỏi những thằng không có nền tảng, căn bản giáo dục làm văn hóa là một đòi hỏi lãng mạn!
    Những thằng này không phải là nó thiếu văn hóa mà là nó còn chưa có căn bản, nền tảng thì xin nói thật, nó chỉ có thể sản sinh ra cái gọi là quái thai dị dạng của văn hóa mà thôi!

    Trả lờiXóa